Có rất nhiều nội dung trên một Landing Page. Song, tùy vào sản phẩm/dịch vụ và loại Landing Page mà ta lựa chọn các nội dung cần thiết. Trước khi bắt tay vào thiết kế Landing Page, hãy tham khảo các bước sau để lên khung nội dung trước
Bước 1: Xác định mục tiêu chuyển đổi của Landing Page
Bạn cần làm Landing Page để ra đơn hàng luôn? => Dùng Landing Page bán hàng (Sales page)
Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn không thể chốt ngay, bạn có thể sẽ cần thông tin của khách hàng để email marketing hoặc thực hiện các hoạt động marketing khác => Dùng Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng (Lead generation page)
Bạn có thể xem lại các loại Landing Page tại đây
Bước 2: Xác định offer trao đổi với khách hàng
Đối với Landing Page thu thập thông tin khách hàng, trên lý thuyết bạn cần có một lợi ích nào đó để đổi lấy thông tin của họ. Lợi ích ở đây thường là:
-
Ebook
-
Đăng ký webinar hoặc workshop miễn phí
-
Nhận tư vấn
-
Coupon/voucher giảm giá
-
Tham dự cuộc thi
-
Dùng thử miễn phí
-
Quà tặng dùng thử
Bước 3: Xác định các nội dung sẽ có trên Landing Page
12 đoạn nội dung tiêu chuẩn cho Landing Page, được sắp xếp theo công thức cơ bản để landing page của bạn mang tính thuyết phục:
-
Giới thiệu (Intro)
-
Lợi ích khách hàng
-
Đặc điểm nổi bật
-
Nội dung chi tiết
-
Đội nhóm
-
Ý kiến khách hàng
-
Chứng nhận & cam kết
-
Bảng giá
-
FAQ
-
Footer
-
CTA (call-to-action: nút kêu gọi hành động)
Form đăng ký
Các yếu tố giúp tăng niềm tin trên Landing page bán hàng
Màu sắc
Màu sắc của Landing page tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, khả năng ra quyết định của khách hàng. Chưa kể đến việc khi truy cập vào Landing page lần đầu, màu sắc chính là yếu tố để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng họ chứ không phải hình ảnh, nội dung hay bất kỳ yếu tố nào khác.
Trước tiên bạn phải hiểu được thị trường mục tiêu của mình. Bởi khi xét về khía cạnh nhân khẩu học, ở mỗi độ tuổi, giới tính, ngành nghề,… sẽ có những sở thích riêng biệt. Cho nên khi lựa chọn được màu chủ đạo cho Landing page, màu sắc sẽ đánh đúng thị hiếu của họ, làm tăng niềm tin về thương hiệu.
Sau đó nguyên tắc thứ hai khi lựa chọn màu sắc cho Landing page là tạo cho khách hàng sự thân thuộc bằng cách đồng bộ màu sắc của Landing page tương xứng với màu của thương hiệu. Bởi niềm tin thường có xu hướng tăng với những điều vốn dĩ đã quen thuộc hơn là những thứ mới hoàn toàn. Hơn nữa, màu thương hiệu thường thể hiện phần nào tính cách của doanh nghiệp, nên khi đưa vào Landing page giúp khách hàng ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc hơn.
Nội dung thuyết phục, khớp với quảng cáo
Bạn có thể dẫn dắt khách hàng dạo chơi trên website bằng bất kỳ nội dung nào, nhưng khi đến trang đích nhất định phải sử dụng nội dung mang tính thuyết phục cao nhất, tạo niềm tin mãnh liệt nhất về sản phẩm, dịch vụ. Để làm được điều này, trên Landing page bán hàng bạn phải:
- Sử dụng những từ ngữ mang tính thúc giục hành động, tạo cảm giác thôi thúc cho người mua.
- Nội dung nên tập trung vào những đặc điểm vượt trội mà sản phẩm mang lại cho người dùng. Hay những lợi điểm bán hàng độc nhất (USP – Unique Selling Point) để giúp thương hiệu của mình trở nên nổi bật hơn.
- Cung cấp nội dung đúng nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm.
- Giải quyết được các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải khi sử dụ ng sản phẩm, dịch vụ.
- Đừng quên chọn lọc từ ngữ sử dụng sao cho phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu của mình.
Bên cạnh đó, với những Landing page được sử dụng để quảng cáo bạn cần đảm bảo xây dựng nội dung bên trong trang đích và nội dung được quảng cáo phải khớp với nhau. Đây chính là mấu chốt để khách hàng có nên đặt niềm tin vào doanh nghiệp của bạn không. Vì chẳng ai đủ can đảm để mua hàng tại nơi đánh lừa mình ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.
Bằng chứng thực tế
Thay vì cố gắng đưa ra những lý lẽ để thuyết phục khách hàng “Hãy mua sản phẩm đi”, thì tại sao bạn không sử dụng những bằng chứng thực tế nhất để chứng minh sản phẩm mình tốt thật sự. Bởi bất kể người mua hàng nào cũng luôn muốn nghe, hoặc tìm hiểu về những phản hồi khách hàng để lại sau khi dùng sản phẩm. Và dù lời quảng cáo của bạn có hấp dẫn đến mức nào, cũng khó mà vượt qua được những bằng chứng thực tế đó.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều rằng bằng chứng thực tế là một yếu tố quan trọng để tạo niềm tin, nhưng không phải ai cũng tin tưởng tuyệt đối vào những gì bạn đưa ra. Họ có thể kiểm chứng lại thông tin của bạn bằng nhiều cách. Cho nên bắt buộc những gì bạn đưa ra cho khách hàng thấy trên Landing page phải là thông tin chính xác nhất, tuyệt đối không lừa dối khách hàng bởi những bằng chứng giả mạo.
Chỉ thu thập thông tin cần thiết
Trên Landing page bán hàng, yêu cầu người dùng để lại thông tin liên hệ là điều bắt buộc phải có. Tuy nhiên bạn cần hiểu một điều rằng, thêm một bước trên Landing page là tạo thêm một khoảng cách với khách hàng. Cho nên, biểu mẫu đăng ký thông tin liên lạc chỉ nên yêu cầu những thông tin thật sự cần thiết như họ tên, số điện thoại, email. Hoặc trong một số trường hợp, bạn có thể thêm 1 hoặc 2 yêu cầu khác vào form đăng ký.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu quá nhiều thông tin từ người truy cập sẽ khiến họ nghi ngờ về mức độ tin cậy đối với doanh nghiệp bạn. Lúc này họ bắt đầu nảy sinh những câu hỏi như: Tại sao tôi phải nhập thông tin này? Thông tin này có thật sự cần thiết khi tôi muốn mua sản phẩm? Những thông tin không liên quan như thế được sử dụng với mục đích gì? Và hàng loạt nghi vấn khác được đặt ra với doanh nghiệp của bạn.
Cho nên với những thông tin không quá quan trọng, bạn nên hạn chế yêu cầu người dùng phải điền đầy đủ trên form đăng ký. Vì nó thật sự mạo hiểm nếu bạn muốn thu thập thật nhiều thông tin từ khách hàng của mình.
Xem thêm: Cách Thu Thập Thông Tin Khách Hàng Hiệu Quả Trên Landing Page
Call To Action đúng vị trí, đúng mục tiêu khách hàng
Call To Action (CTA) sẽ giúp bạn “thôi miên” khách hàng thực hiện hành động trên Landing page. Nhưng nếu quá lạm dụng nó sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về việc bạn đang cố tình bắt buộc họ thực hiện hành động. Điều này làm cho Landing page mất đi tác dụng của nó là: thuyết phục khách hàng bằng những giá trị, lợi ích thực sự.
Cách trình bày CTA thường được áp dụng ở nhiều hình thức như text, nút bấm, hình ảnh,… Tuy nhiên, dù ở bất kỳ hình thức nào thì mỗi Landing page chỉ nên có từ 1 – 3 CTA. Và bạn cần lựa chọn vị trí đặt các nút này sao cho hợp lý, tạo cảm giác tự nhiên nhất như:
- Đầu trang Landing page.
- Khoảng ở giữa Landing page.
- Cuối mỗi Landing page.
Bên cạnh đó, thông điệp kêu gọi hành động đặt trong mỗi Call To Action cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa vào. Bởi lẽ nếu CTA không phù hợp, không tạo được niềm tin sẽ rất khó để họ nhấn vào mục tiêu bạn mong muốn. Lúc này các thông tin, giá trị bạn đưa ra ban đầu gần như vô nghĩa. Cho nên tùy vào khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ lựa chọn phong cách ngôn ngữ như chuyên nghiệp, vui vẻ hay bắt kịp xu hướng,…
Lời cam kết
Sau cùng, với tất cả những lý lẽ mà bạn cho là thuyết phục khách hàng, với những hình ảnh, số liệu, bằng chứng xác đáng,… bạn cần đưa ra thêm một lời cam kết để củng cố lại niềm tin trong họ, đảm bảo những điều bạn nêu ra bên trên là sự thật
>> Xem thêm >>>