Thứ Bảy, Tháng Sáu 3, 2023

Ownership Platform là gì? marketing theo hành vi khách hàng

Ownership Platform là gì?

Đúng là có rất nhiều kênh, tuy nhiên câu hỏi chính xác không phải nên chọn kênh nào hay công cụ gì, mà là bạn muốn kể nội dung như thế nào, và người tiêu dùng sẽ trải nghiệm gì trên nền tảng digital.

Và điều quan trọng đầu tiên để làm digital marketing hiệu quả là bạn phải hiểu được khái niệm Ownership Platform gồm có 3 nhóm Paid – Owned – Earned.

1. Paid: Nhóm platform phải trả tiền

Là tất cả những hình thức quảng cáo trả tiền trên digital, trong đó phổ biến nhất là web banner, ngoài ra còn có social ad (Facebook, Instagram, Linkedin…), search ad (Google, Cốc Cốc), mobile ad, sponsored content (PR article, forum seeding, influencer post…).

Nền tảng quan trọng nhất của Paid Platform là digital ads (hay digital media)
Phân loại:
Online advertising: web banner,…
Social ad: Facebook ad, Instagram ad, Linkedin, boost,..
Search ad: Google, Cốc Cốc, keyword, SEM
Mobile ad: SMS marketing
Sponsered content: bài PR, forum seeding, KOL, influencer post, bài post của hot blogger, …

Mục đích: Tạo ảnh hưởng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu (awareness), tạo lượng truy cập lớn (traffic) vào điểm đến (landing page) mà chúng ta muốn người tiêu dùng (NTD) xem, thường là Owned Platform, cốt lõi của Paid và Earned.

2. Owned: Nhóm platform mà bạn kiểm soát

Là tất cả các platform mà bạn sở hữu hoàn toàn về branding, nội dung, cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống thông tin… Cốt lõi của Owned platform là website, mobile app hoặc những nền tảng nội dung khác mà bạn tạo ra. Owned cũng bao gồm email, số điện thoại. Nhiều marketer thường bỏ qua hoặc không biết tối ưu loại dữ liệu này, tuy nhiên, đây là tài nguyên rất hữu ích cho các chiến lược lâu dài.

Nền tảng quan trọng nhất của Owned Platform là website.
Phân loại:
Website / Mobile app
Emails / database: thông tin khách hàng
Nội dung: bài viết, video, newsletter…

Mục đích: tạo ra trải nghiệm thương hiệu, dùng những nội dung hấp dẫn lôi kéo và thuyết phục NTD hành động theo cách bạn muốn. Ví dụ như tương tác, đăng ký, dùng thử, mua hàng…

cach-tao-noi-dung-chuyen-doi-cao

3. Earned: Nhóm platform tạo lan tỏa nội dung

Là những platform có thể tạo ra sự lan tỏa về mặt nội dung như React, Share, Comment, Click… được tạo ra trên các mạng xã hội (MXH). Càng nhiều tương tác thì khả năng lan tỏa càng cao, giá trị earned được càng lớn, tạo ra hiệu ứng lan truyền còn gọi là Word of Mouth (WOM) hay Viral. Nếu bạn tạo được những nội dung tốt và giá trị earned đủ lớn thì sẽ có nhiều người ghé thăm website, có thảo luận, chia sẻ, thậm chí viết về bạn mà không tốt bất cứ chi phí nào. Bạn còn có cơ hội sở hữu các từ khóa liên quan đến thương hiệu, cơ hội xuất hiện trên các thứ hạng cao của Google, và trên hết là sự tin tưởng của khán giả mục tiêu (target audience).

Nền tảng quan trọng nhất của Earned Platform là các mạng xã hội, các diễn đàn, các nền tảng nội dung có thể tương tác.
Phân loại:
Tương tác trên mạng xã hội: click, like, share, comment, view,…
Nội dung viral, tạo dư luận
SEO / Keywords

Mục đích: Lan tỏa nội dung nhiều hơn thông qua chia sẻ trên MXH

Digital platform là gì? 7 loại Digital Platform mà Marketer cần phải biết

Nhắc đến Digital Marketing, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến các loại quảng cáo, từ Facebook Ads cho đến quảng cáo từ khoá của Google hay những công cụ seeding, SEO. Tuy nhiên, đó chỉ là những phần rất nhỏ trong tổng thể ngành Digital Marketing. 

Muốn trở thành một Digital Marketer chính hiệu, bạn cần nắm rõ bản chất và cách vận hành của 7 Platform sau:

1. Website:

Là cốt lõi của Owned Platform, nền tảng thiết yếu và trọng tâm của Digital. Đây là nơi đón nhận thông tin và tạo ra trải nghiệm người dùng với khả năng tương tác – chuyển đổi (Engage and Convert). Bạn dễ dàng nhận thấy khi click vào một banner, một đường link quảng cáo, tất cả sẽ đều chuyển về Website của thương hiệu.

2. Social Media:

Ắt hẳn ở đây ai cũng có cho mình một tài khoản Mạng xã hội (ví dụ như Facebook) phải không nào? Social Media là ngôi nhà online của thương hiệu, kết nối với bạn qua MXH bằng những câu chuyện, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn với khách hàng. Bằng sự lắng nghe (social listening), thương hiệu có thể cải thiện và tạo ra những trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

Ownership
Ownership

3. Digital Media:

Những loại quảng cáo được nêu ở đầu bài, các banner trên một trang web, những video xuất hiện khi xem phim chính là những hình thức của digital media. Đây là trọng tâm của Paid Platform, với vai trò tăng độ nhận biết của thương hiệu đến người dùng trên nền tảng Digital.  Tuy nhiên, muốn Digital media hoạt động hiệu quả, chúng ta phải biết kết hợp tất cả các platform với nhau.

4. Search:

Đây là nền tảng tìm kiếm với những công cụ rất phổ biến như Google, Bing,… nhiệm vụ của thương hiệu là phải xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm trên những công cụ này.

5. Email Marketing:

Khi bạn thu thập được một số lượng lớn data của khách hàng, Email là platform có thể tiếp cận đến người dùng đúng mục tiêu với chi phí rẻ nhất.

6. Mobile:

Là một platform hiện đại, có thể kể đến từ SMS Marketing, đến trải nghiệm thực tế ảo, QR code GPS Marketing. Với số lượng người sử dụng hàng đầu, đây sẽ là platform cực kỳ tiềm năng ở tương lai.

Ownership
Ownership

7. Game:

Được chia thành 2 loại, In Game Ads và Gamification. Gamification (Game hoá) là cách thương hiệu biến trải nghiệm người dùng thành trò chơi, giúp khách trở nên thích thú và tăng khả năng chuyển đổi.

Thấu hiểu được 7 platform trên sẽ hỗ trợ bạn việc thành lập một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả. Nội dung chi tiết cũng như cách phối hợp của những platform này trở thành một chiến dịch cụ thể được chia sẻ trong Khóa học Foundation of Digital Marketing

>> Xem Thêm >>

Cách viết Content cho Người Giàu và Người Nghèo!

0/5 (0 Reviews)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI

TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI THƠ 5 CHỮ VỀ TÌNH BẠN BÈ...

0
Thơ 5 chữ là một thể loại thơ quen thuộc rất được nhiều người ưa thích. Thơ 5 chữ được sáng tác ra theo...
- Advertisment -
marketingOwnership Platform là gì? marketing theo hành vi khách hàng